Một trong những điều yêu thích nhất của mình khi học đại học đó chính là mình có rất nhiều thời gian rảnh. Ngoài chuyên ngành công nghệ thông tin minh đang được học ở trường đại học, thì những lúc rảnh rỗi này, mình bắt đầu khám phá, tìm hiểu về viết lách, tạo trang blog để thoả mãn niềm đam mê viết lách của mình.
Bạn đang đọc bài viết này trên trang blog do chính mình tạo ra. Và tất cả chúng bằng đầu từ những “ dự án phụ “ mà mình theo đuổi khi học đại học.
Các dự án phụ có tác động rất tích cực đến cuộc sống của mình, vì thế mình muốn chia sẻ cho các bạn cách để có thể bắt đầu các dự án phụ khi chúng ta đang là sinh viên đại học.
Trước khi bước vào các cách để bắt đầu dự án phụ của riêng mình, thì chúng ta phải hiểu dự án phụ là gì ?
Dự án phụ là gì ?
Không có một định nghĩa cụ thể nào về dự án phụ. Tuy nhiên các bạn có thể hiểu đơn giản dự án phụ là một dự án cá nhân mà bạn thực hiện ngoài các “ công việc hằng ngày “. Hoặc nếu bạn đang học đại học, bạn sẽ làm việc gì đó ngoài giờ học .
Dự án phụ không phải là những công việc part-time mà bạn làm thêm ngoài giờ học. Một dự án phụ có thể liên quan đến công việc chuyên ngành của bạn, nhưng nó khác vì nó hoàn toàn do bạn tự định hướng. Nó không phải là một cái gì đó mà bạn làm bởi vì giảng viên hoặc sếp của bạn yêu cầu. Bạn làm điều đó để thoả mãn trí tò mò và thoả mãn những thôi thúc sáng tạo của bạn.
Để mình lấy một ví dụ như thế này. Một ứng dụng bạn xây dựng cùng nhóm để nộp cho thầy giáo không phải là một dự án phụ. Nhưng một trang web bạn tạo trong thời gian rảnh là một dự án phụ. Một bài thuyết trình bạn chuẩn bị mấy ngày không phải là một dự án phụ. Nhưng các bài viết mà bạn xuất bản trên blog của bạn chắc chắn là một dự án phụ.
Lợi ích khi bắt đầu một dự án phụ ở trường đại học
Bạn có tự hỏi rằng tại sao bạn nên bắt đầu một dự án phụ chưa ? Theo quan điểm cá nhân của mình, có hai lợi ích quan trọng nhất khi bạn bắt đầu một dự án phụ khi đang còn là sinh viên đại học.
Thứ nhất các dự án phụ cho phép bạn theo đuổi sở thích của mình
Không giống như đi thực tập, các dự án phụ cho phép bạn làm bất cứ điều gì mà bạn quan tâm.
Nếu dự án của bạn ít người biết đến, hoặc ít công việc liên quan đến dự án này, thì bạn vẫn có thể có được kinh nghiệm thú vị mà bạn có thể nói trong buổi phỏng vấn xin việc của mình.
Cái thứ hai quan trọng hơn là các dự án phụ cho phép bạn khám phá và học hỏi những điều mới.
Ở trong dự án của chính mình, bạn được tự do khám phá, tìm hiểu những kiến thức, những thứ mới lạ mà bạn chưa từng biết. Điều này sẽ tăng tầm hiểu biết cũng như kỹ năng của bạn lên rất nhiều.
Làm thế nào để bắt đầu dự án phụ của riêng mình
Bạn đã hiểu những lợi ích của những dự án phụ ? Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những cách để có thể bắt đầu một dự án phụ của mình.
Tìm một ý tưởng mà bạn quan tâm
Điều tuyệt vời về các dự án phụ là không có quy tắc. Không giống như các dự án bạn làm cho lớp học của mình. Với dự án của mình, bạn có thể hoàn toàn theo đuổi bất kì sở thích nào mà bạn muốn.
Mình thực sự khuyến khích bạn tìm một ý tưởng trên bất cứ điều gì mà bạn quan tâm nhất. Đừng lo lắng nếu ý tưởng của bạn không liên quan đến chuyên ngành mà bạn đang học. Đó thực sự là một lợi thế, một cơ hội để bạn có thể mở rộng kỹ năng của mình.
Để giúp bạn bắt đầu, mình sẽ đưa ra một vài ý tưởng dự án phụ :
Viết sách
Bắt đầu một blog
Nghiên cứu khoa học
Xây dựng trang web bán hàng
Học một kỹ năng mới ví dụ như thiết kế đồ hoạ, làm video,…..
Bắt đầu một kênh YouTube
Học một ngôn ngữ mới
Chơi một loại nhạc cụ
Start up
Trên đây là một vài ý tưởng mình gợi ý cho bạn. Đừng hạn chế danh sách này. Bạn luôn có thể nghĩ ra những ý tưởng theo sở thích của mình.
Lên một lộ trình để thực hiện dự án
Bước tiếp theo để bắt đầu một dự án phụ của mình đó chính là lập kế hoạch và lên những lộ trình để thực hiện dự án phụ đó.
Một ý tưởng mãi chỉ là một ý tưởng nếu chúng ta không thực hiện nó. Và để thực hiện cho đúng nhất, chuẩn nhất, thì chúng ta phải ngồi lại và lên kế hoạch cho chúng.
Mình cực kì khuyến khích bạn nên tạo ra ít nhất một kế hoạch sơ bộ về cách bạn sẽ thực hiện dự án của mình. Đặt một loạt các mục tiếp liên tục để bạn biết mình đang tiến bộ.
Ví dụ về bản thân của mình. Hiện tại, khi đang viết blog này, mình đang có ý tưởng về việc tạo ra một vũ trụ bầu. Từ ý tưởng đó, mình bắt đầu lên kế hoạch, lên chiến lược bằng ứng dụng Notion. Mình lên timeline theo tuần tháng năm, quản trị mục tiêu theo phương pháp OKRs. Rồi trong thời gian đó thì mình tự học các kiến thức về marketing và sale.
Đấy là câu chuyện lên kế hoạch của bạn thân mình. Mình khuyên bạn nên lên kế hoạch càng chi tiết càng tốt.
Tuy nhiên, trong thực tế, dự án của bạn có thể không đúng như kế hoạch. Bạn có thể sẽ gặp những điều thú vị hơn hoặc gặp phải những khó khăn thách thức trên con đường khiến bạn phải thay đổi hướng đi. Không sao cả, đó là một phần của quá trình sáng tạo.
Làm nó thường xuyên
Đây là một dự án phụ và thách thức lớn nhất sẽ là phân bổ thời gian để thực hiện nó thường xuyên cùng với tất cả những công việc khác của bạn.
Trong thực tế, bạn rất dễ có thể gạt dự án này sang một bên khi bạn phải hoàn thành bài tập về nhà, một cuộc họp, hoặc một người bạn rủ bạn đi chơi chẳng hạn.
Để tiếp tục chăm chỉ cho dự án của bạn. Hãy lên lịch cho nó và đừng để những thứ khác xen vào trong thời gian đó. Bạn có thể sử dụng ứng dụng lịch mà mình đã giới thiệu để có thể sắp xếp những công việc một cách hiệu quả nhất.
Bạn có thể xem những ứng dụng mà mình đã sử dụng tại ( https://synguyen.me)
Theo dõi quá trình làm của bạn
Điều cuối cùng mà mình muốn nói với bạn đó chính là hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng hoàn thành dự án của bạn. Mỗi ngày hãy đặt ra cho mình những mục tiêu và hoàn thành nó. Bạn sẽ bất ngờ về những tiến bộ mà bạn đạt được. Có rất nhiều ứng dụng giúp bạn có thể theo dõi được quá trình làm việc của mình. Với các nhân, mình sử dụng ứng dụng Notion và phương pháp OKRs để đánh giá mức độ hoàn thành dự án của bạn thân.
Trước khi kết thúc blog lần này, mình muốn nói với các bạn rằng bạn không nhất thiết phải làm các dự án phụ này một mình. Trong một vài trường hợp, hãy cộng tác với bạn bè, người thân của bạn. Bạn có thể hưởng lợi từ một bộ kỹ năng bổ sung và các ý tưởng mới từ những người cộng tác với bạn. Hai cái đầu thì luôn có lợi hơn một cái đầu phải không nào. Dù bạn đang có bất kỳ ý tưởng cho dự án nào, đừng trì hoãn. Bắt đầu nó ngay bây giờ ! Bạn sẽ nhận được thành quả khi làm việc với niềm đam mê và sự yêu thích của mình.
Mình là Nguyên và hi vọng bài viết hữu ích với bạn.