“Nguyên tắc đầu tiên là bạn không được tự lừa mình bời vì bạn là người dễ bị đánh lừa nhất” – Richard Feynman
Khi chúng ta ghi chú những kiến thức, chúng ta chắc hẳn đều cảm thấy tự tin rằng chúng ta đã học được hết các kiến thức được ghi trong phần ghi chú và chúng ta cảm thấy rằng chúng ta có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi. Tuy nhiên, có bao lần bạn dừng lại để thử, và giải thích một khái niệm thay vì đơn giản là thuyết phục bản thân rằng bạn đã nắm được những kiến thức đó.
Có một sự khác biệt giữa việc biết tên một cái gì đó và hiểu nó – một sự khác biệt chính mà chúng ta thường bỏ qua trong quá trình học tập của mình. Mình chắc chắn rằng tất cả chúng ta đã rơi vào cái bẫy đó vào một lúc nào đó. Tuy nhiên, kĩ thuật Feynman có thể giúp đỡ bạn.
Phương pháp này dựa trên ý tưởng rằng, một trong những kĩ thuật hiệu quả nhất để nâng cao hiểu biết của bạn về một chủ đề là tưởng tưởng rằng bạn đang dạy tài liệu bạn đã học cho một người hoàn toàn không biết gì về chủ đề bạn vừa học- ví dụ một đứa trẻ nhỏ.
Phương pháp này được đặt theo tên của nhà vật lí học đoạt giải Nobel – Richard Feynman, người được biết đến là người có thể giải thích các tài liệu khoa học phức tạp bằng các thuật ngữ và sơ đồ đơn giản mà mọi người có thể hiểu, người ta đặt cho ông biệt danh “Nhà giải thích vĩ đại”.

Vậy làm thế nào để bạn có thể sử dụng nó. Có 4 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn một chủ đề bạn đã nghiên cứu gần đây hoặc một chủ đề mà bạn mong kiểm tra kiến thức và hiểu biết của mình.
Bước 2: Giải thích khái niệm bằng ngôn ngữ đơn giản. Giả vờ bạn đang dạy và giải thích nó cho một đứa trẻ nhỏ hoặc một người chưa bao giờ bắt gặp chủ đề này trước đây. Chìa khoá ở đây là sự đơn giản- giải thích khái niệm bằng ngôn ngữ đơn giản. Đừng chỉ đơn giản theo định nghĩa, khái niệm. Tuy nhiên, nếu đó là một khái niệm toán học, hãy giải thích thông qua các ví dụ cho thấy các khái niệm này hoạt động như thế nào trong thực tế.
Bước 3: Xác định lĩnh vực bạn cảm thấy đặc biết có vấn đề hoặc các lỗ hổng trong lời giải thích với bạn bè. Tiếp theo hãy tìm tỏi, học lại những ghi chú, bài giảng, sách giáo khoa cho đến khi sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực này được cải thiện. Xác định các phần mà bạn phải sử dụng các thuật ngữ kĩ thuật và thử thách bản thân để chia các thuật ngữ đó thành thuật ngữ đơn giản hơn. Tự hỏi bản thân rằng, liệu một đứa nhỏ có hiểu bạn đang giải thích điều này không.
Bước 4: Xem xét, đơn giản hoá hơn nữa, hãy tự hỏi mình câu hỏi- Bạn có thể giải thích điều này với một đứa trẻ không ? Nếu câu trả lời là không, hãy quay lại và lặp lại quá trình và sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực này.
Kĩ thuật này cho phép bạn nhanh chóng tổng quan về một khái niệm, xác định các lĩnh vực yếu hơn hoặc quan trọng hơn, đòi hỏi phải học tập tích cực.
Mặc dù nó là một kĩ thuật đơn giản, nhưng hiệu quả của nó thì rất cao. Giải thích khái niệm theo cách này cho phép bạn xây dựng lại các ý tưởng và chủ đề cốt lõi bằng từ ngữ riêng của bạn, giúp củng cố sự hiểu biết.
Để áp dụng kĩ thuật này hiệu quả, mình nghĩ bạn nên học theo nhóm. Việc học theo nhóm sẽ giúp bạn có thể trình bày, giải thích những kiến thức bạn học cho các thành viên trong nhóm một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Mình là Nguyên và hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn.