Ta chính là những gì ta làm liên tục. Sự ưu tú không phải là một hành động đơn lẻ mà là một thói quen
Phẩm giá của ta chính là sự kết hợp của các thói quen mà ta có, giống như câu danh ngôn sau : “Gieo suy nghĩ, gặt hành động, gieo hành động, gặt thói quen, gieo thói quen, gặt phẩm giá, gieo phẩm giá, gặt số phận.”
Thói quen chính là những yếu tố tác động mạnh trong cuộc sống của ta. Bởi chúng có tính nhất quán, thường là những hình mẫu vô thức mà liên tục thể hiện phẩm giá của ta và quyết định tính hiệu quả hoặc vô tích sự của bản thân.

Để hình thành một thói quen thì cần rất nhiều nỗ lực ở giai đoạn cất cánh, nhưng cũng giống như phi thuyền, một khi mà đã thắng được lực hút của trái đấy, ngay sau đó, ta sẽ đến được phương trời tự do mới.
Thói quen là một hàm số gồm ba biến bao gồm : kiến thức, kĩ năng và khát khao. Kiến thức chính là mô thức về lí thuyết, tức là những gì cần làm, và vì sao cần làm những việc ấy. Kĩ năng là cách thức để làm. Còn khát khao chính là động lực, là mong muốn làm việc đó. Để biến bất cứ điều gì thành thói quen, ta phải có cả 3 yếu tố trên.
Ví dụ ?
Trong mối quan hệ với bạn bè, mình nghĩ mình không đạt được hiệu quả mong muốn bởi mình liên tục nói họ nghe những gì mình nghĩ mà không bao giờ thực sự lắng nghe họ cả. Nếu mình không tìm học những nguyên lí đúng đắn về giao tiếp giữa người với người, thì có lẽ mình chẳng bao giờ biết mình cần phải lắng nghe.
Thậm chí khi đã biết rõ là để tương tác hiệu quả với người khác, mình cần phải lắng nghe họ, thì có mình cũng chưa có kĩ năng. Mình không biết cách để lắng nghe sâu sắc người khác là như thế nào.
Nhưng cho dù mình biết mình cần lắng nghe, và cần biết cách lắng nghe thì như thế vẫn chưa đủ. Nếu tự thân mình không mong muốn lắng nghe, không khát khao lắng nghe thì nó sẽ chẳng bao giờ trở thành thói quen của mình được. Xây dựng thói quen là một công việc diễn ra ở cả 3 yếu tố nói trên.
Quá trình nhận ra sự thay đổi là một chu kì đi lên. Trước tiên hãy thay đổi con người đang hiện hữu trong mình. Để từ việc thay đổi cách ta hiện hữu, sẽ dẫn đến những thay đổi trong cách ta nhìn nhận. Và rồi với sự thay đổi ấy, bản thân ta lại hiện hữu ở 1 dạng thức khác. Và quá trình này cứ thế tiếp diễn, đưa ta ngày càng tiến cao lên nấc thang trưởng thành. Với kiến thức, kĩ năng, khát khao, ta có thể tiến đến những mức độ hiệu quả cao hơn ở cả khía cạnh cá nhân, lẫn khía cạnh tập thể, bởi giờ đây ta đã phá vỡ được những mô thức xưa cũ mà mang lại cho ta sự an nhiên giả hiệu trong suốt nhiều năm qua.

Thỉnh thoảng, việc tạo ra một thói quen mới là một hành trình đầy đau đớn bởi nó là sự thay đổi bắt nguồn từ một mục đích cao cả hơn, từ việc sẵn sàng bỏ qua những ham muốn trước mắt để hướng đến một mục tiêu lâu dài hơn. Nhưng quá trình này mang lại hạnh phúc, điều mà chúng ta luôn xem là “ mục đích và lí tưởng sống”.
Suy cho cùng hạnh phúc cũng có thể được định nghĩa là trái ngọt của niềm khát khao và khả năng hi sinh những ham muốn trước mắt để hướng đến mục đích tối thượng của con người .
Bài viết này được trích trong phần mà mình thích nhất trong cuốn sách ” 7 thói quen hiệu quả” của tác giả Franklin Covey. Nói tóm lại, mình muốn highlight với bạn những kiến thức tuyệt vời sau:
1. Để hình thành một thói quen thì cần rất nhiều nỗ lực ở giai đoạn cất cánh, nhưng cũng giống như phi thuyền, một khi mà đã thắng được lực hút của trái đấy, ngay sau đó, ta sẽ đến được phương trời tự do mới.
2. Thói quen là một hàm số gồm ba biến bao gồm : kiến thức, kĩ năng và khát khao. Kiến thức chính là mô thức về lí thuyết, tức là những gì cần làm, và vì sao cần làm những việc ấy. Kĩ năng là cách thức để làm. Còn khát khao chính là động lực, là mong muốn làm việc đó. Để biến bất cứ điều gì thành thói quen, ta phải có cả 3 yếu tố trên.
3. Việc hình thành một thói quen mới là một hành trình vất vả bởi vì ta phải sẵn sàng bỏ qua những ham muốn trước mắt để hướng đến một mục tiêu lâu dài hơn.
Hi vọng bài viết sẽ đem đến cho các bạn một cái nhìn rõ hơn về việc hình thành thói quen. Mình là Nguyên và hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.