5 loại tự duy hiện hữu trong xã hội ngày nay



Tư duy cùng thắng

Cùng thắng chính là một hệ điều hành của tâm trí và con tim mà không ngừng tìm kiếm lợi ích chung trong tất cả sự tương tác giữa người với người.

Cùng thắng có nghĩa là những thoả thuận hay giải pháp đều mang lại lợi ích chung, thoả mãn nhu cầu chung của các bên. Với một giải pháp cùng thắng, tất cả các bên đều cảm thấy hài lòng về quyết định chung, cam kết và thực hiện. Người có suy nghĩ cùng thắng nhìn cuộc sống theo chiều hướng hợp tác, chứ không phải cạnh tranh.

Hầu hết mọi người đều nhìn nhận theo các thái cực “nhị nguyên” – nếu không mạnh thì là yếu, nếu không cứng rắn thì là mềm yếu, nếu không thắng thì là thua. Nhưng lối tư duy đó hoàn toàn sai lệch. Nó dựa trên quyền lực, vị thế, thay vì trên các nguyên lí đúng đắn.

Cùng thắng là tư duy dựa trên niềm tin rằng mọi thứ luôn đủ đầy cho tất cả mọi người, và thành công của người này không hề đe doạ thành công của người khác.

Cùng thắng chính là niềm tin về giải pháp thứ 3. Không phải là nếu không theo cách của bạn thì phải theo cách của tôi, mà là có một cách thứ 3 còn tốt hơn, còn cao hơn và còn nhanh chóng hơn nữa.

Tư duy thắng- thua

Trong thuật lãnh đạo, thắng- thua chính là một phương pháp độc tài. “Tôi theo cách của tôi, anh thì không được theo cách của anh”. Người thắng- thua thường phải sử dụng vị trí, quyền lực, sự bảo lãnh, tài sản sở hữu hoặc cá tính của mình để được làm theo cách họ muốn.

Tất nhiên, tư duy thắng- thua vẫn có giá trị nhất định, nhất là trong những tình huống mang tính cạnh tranh và niềm tin suy giảm. Tuy nhiên, phần lớn cuộc sống quanh ta đều không đòi hỏi ta phải cạnh tranh. Ta không nhất thiết phải cạnh tranh với người yêu, vợ chồng, con cái, đồng nghiệp, bạn bè của mình mối ngày. “Ai chiếm phần thắng trong mối quan hệ hôn nhân của bạn”. Đây là một câu hỏi ngủ xuẩn. Trừ phi cả hai vợ chồng cùng thắng, bằng không, tất cả đều thua.

Tư duy Thua- Thắng

Những người suy nghĩ theo lối thua – thắng thường dễ dàng bằng lòng hay nhượng bộ theo kiểu :

“ Cứ việc lấn lướt tôi đi. Mọi người vẫn làm thế mà”

“ Tôi là kẻ thất bại. Tôi luôn là kẻ thất bại.”

Những người có tư duy này thường tìm kiếm sức mạnh từ sự yêu thích hay chấp nhận của người khác. Họ không có can đảm bày tỏ cảm xúc hay chính kiến, và cũng dễ dàng bị khuất phục bởi sức mạnh bản ngã của kẻ khác.

Trong đàm phán, người thua thắng dễ đầu hàng, hoặc là nhượng bộ, hoặc là từ bỏ. Xét về phong cách lãnh đạo, người thua- thắng dễ dãi và dễ chiều lòng người khác. Thua-thắng đồng nghĩa với việc trở thành một người tốt bụng, cho dù phải chịu cách “ trâu chậm uống nước đục”.

Tư duy Thua-Thua

Khi hai người thắng -thua đụng độ nhau hay đó là khi hai cá nhân quyết đoán, ngoan cố, có cái tôi lớn tương tác với nhau, kết quả là sẽ là thua-thua. Cả hai đều thua. Cả hai sẽ trở nên hận thù và muốn “trả đũa” hay “gỡ lại”.

Thua-thua chính là triết lí của mâu thuẫn mang tính thù hận, triết lí của chiến tranh.

Thua-thua cũng là triết lí của người có sự lệ thuộc cao mà không tự định hướng được, họ luôn khổ sở và nghĩ rằng người khác cũng cần phải như thế. Nếu không có ai thắng thì cho dù có là kẻ thua cuộc cũng không có gì là tồi tệ.

Tư duy phải thắng

Một tư duy khác chỉ biết rằng bản thân mình phải thắng. Người với não trạng này không hẳn là muốn người khác thua. Điều đó với họ không quan trọng. Tất cả những gì họ bận tâm là họ có đạt được cái họ muốn hay không ?

Họ không hề có ý định ganh đua hay cạnh tranh, chỉ có điều trong mọi giao dịch thương lượng hằng này, họ phải dành được phần thắng mà họ mong muốn. Mọi người với tư duy này sẽ tư duy theo kiểu bảo vệ được phần thắng của mình và để mặc người khác lo cho phần thắng của họ.

Vậy đâu là tư duy tốt nhất ?

Trong số 5 tư duy, đâu là tư duy hiệu quả nhất ?

Câu trả lời là: “ Còn tuỳ”.

Nếu đội bóng của bạn bạn thắng thì tức là đội khác thua. Nếu bạn làm việc ở một chi nhánh mà cách xa chi nhánh khác, giữa hai chi nhánh này cũng không có các mối liên hệ chức năng gì với nhau thì để tạo ra công việc kinh doanh, có thể bạn phải cạnh tranh theo kiểu thắng- thua với chi nhanh đó.

Nếu bạn trân trọng mối quan hệ thì trong một số tình huống, bạn có thể chọn cách tiếp cận thua – thắng với người khác. “ Những gì tôi muốn không quan trọng bằng mối quan hệ giữa tôi với bạn. Nên lần này, ta cứ theo cách của bạn.”

Có một số tình huống khác bạn muốn tình huống khác, và bạn không bận tâm nhiều đến mối quan hệ của đối phương mà bạn muốn chiến thắng. Chẳng hạn như nếu mạng sống của con bạn bị đe doạ. Khi đó, không có gì quan trọng hơn là cứu sống con mình.

Do vậy, lựa chọn tốt nhất chính là tuỳ thuộc vào thực tại. Và thách thức ở đây là ta phải đọc được tình huống một cách chính xác chứ không phải lúc nào cũng chọn cách thắng- thua.

Trên đây là 5 loại tư duy đang hiện hữu trong xã hội ngày nay. Bạn có thể đọc chi tiết về năm loại tư duy này trong cuốn sách ” 7 thói quen hiệu quả” của tác giả Franklin Covey.

Tóm gọn lại, mình muốn highlight với bạn những thứ tuyệt vời sau:

1. Có 5 loại tư duy giữa người với người, cụ thể là: tư duy cùng thắng, tư duy thắng-thua, tư duy thua-thắng, tư duy thua thua và tư duy phải thắng.

2. Người có tư duy cùng thắng sẽ nhìn cuộc sống theo chiều hướng hợp tác, chứ không phải cạnh tranh.

3. Người có tư duy thắng-thua thường sống áp đặt, sử dụng sức mạnh của mình để làm được cái họ muốn.

4. Người có tư duy thua thắng thì thường không có chính kiến, dễ dàng bị khuất phục bởi kẻ khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ta cũng nên nhận thua để giữ được mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

5. Tư duy thua thua là một tư duy không nên có trong người chúng ta. Bởi vì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của ta.

6. Mối bận tâm duy nhất của người có tư duy phải thắng là họ có đạt được cái họ muốn hay không.

7. Không có loại tư duy nào là tốt nhất, chúng ta sẽ lựa chọn tư duy tuỳ theo hoàn cảnh và thực tại.

Mình là Nguyên và hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Join the Friendzone

Chủ nhật hàng tuần, mình sẽ chia sẻ các mẹo năng suất hữu ích, lời khuyên của mình về năng suất, học tập trực tiếp đến email của bạn.